2:50
Tỉ Giá Hối Đoái
Loại Mua vào (VND) Bán ra (VND)
(Nguồn: Ngân hàng Vietcombank)

Thống Kê Website
Truy cập 1251177
Hôm nay 298


Tin Kinh Tế

Hàng từ Campuchia tràn sang, thế mạnh Việt top đầu thế giới lại nhập siêu

VietNamNet - Hạt điều từ Campuchia đang tràn sang Việt Nam với số lượng khủng khiến thế mạnh top đầu thế giới của Việt Nam quay trở lại thời kỳ nhập siêu.

Thống kê sơ bộ từ Tổng cục Hải quan, tính đến ngày 15/4, nước ta xuất khẩu 183,3 nghìn tấn hạt điều, thu về 984,6 triệu USD. Song nước ta cũng phải chi ra 1,04 tỷ USD để nhập khẩu gần 834 nghìn tấn hạt điều thô.

Điều này cũng đồng nghĩa thế mạnh Việt quay trở lại thời kỳ nhập siêu.

Hiện nước ta nhập khẩu hạt điều chủ yếu từ Campuchia, Tanzania, Bờ Biển Ngà... Đáng chú ý, hạt điều từ Campuchia đang tràn sang Việt Nam với số lượng lớn. 

Thống kê trong tháng 3 vừa qua, nước ta đã nhập hơn 386 nghìn tấn hạt điều từ Campuchia, giá trị lên tới 449 triệu USD. So với tháng 3 năm ngoái, nhập khẩu hạt điều tăng mạnh 65,6% về lượng và tăng gần 40% về giá trị.

Tính chung trong quý I/2024, nước ta chi ra 593,2 triệu USD để nhập khẩu 462,4 nghìn tấn hạt điều từ Campuchia, tăng 32,6% về lượng và tăng 45,7% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. 

Theo đó, trong tổng kim ngạch nhập khẩu toàn ngành điều quý I/2024, lượng điều Campuchia chiếm áp đảo 69,7%, còn về giá trị chiếm 71,8%.

Thực tế, vài năm trở lại đây ngành điều nước ta phụ thuộc lớn vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu, đặc biệt là từ Campuchia. Nguyên liệu nội địa chỉ đáp ứng được khoảng 12% nhu cầu của các doanh nghiệp chế biến.

Theo báo cáo của Bộ NN-PTNT, tổng diện tích trồng điều của cả nước năm 2007 là 440.000ha, đến năm 2023 còn 314.000ha, giảm 8.300ha so với năm 2022. Sản lượng thu hoạch năm 2023 đạt hơn 345.000 tấn hạt điều.

Việc diện tích bị thu hẹp dần dẫn đến tình trạng ngành điều phải nhập khẩu nhiều hơn và nhập siêu xảy ra. Năm 2021, ngành điều lần đầu tiên ghi nhận nhập siêu kỷ lục sau hơn 3 thập kỷ duy trì xuất siêu.

Trong 17 năm qua, Việt Nam liên tiếp giữ vị trí số 1 thế giới về xuất khẩu nhân điều chế biến. Tuy nhiên, việc phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu khiến ngành hàng này gặp rủi ro nhiều hơn.

Trước đây, thị trường điều nhân thế giới chủ yếu được cung cấp bởi Việt Nam và Ấn Độ, trong đó Việt Nam chiếm hơn 80%. Nhưng gần đây đã nổi lên các nguồn cung khác, nhất là từ một số nước ở châu Phi, khiến thị phần hạt điều Việt Nam trên thị trường toàn cầu giảm.

Giám đốc một doanh nghiệp chế biến điều nhân ở nước ta thừa nhận, các quốc gia tại châu Phi không chỉ xuất điều thô như trước. Họ đầu tư máy móc để đẩy mạnh chế biến điều nhân. Lợi thế ở khu vực này là có sẵn nguồn nguyên liệu, nhân công giá rẻ nên khi chế biến sản phẩm điều có chất lượng tốt, giá thành cạnh tranh hơn hàng Việt.

Để ngành điều phát triển bền vững, các doanh nghiệp đã đề nghị Bộ NN-PTNT tiếp tục nghiên cứu, có giải pháp phát triển ngành trồng điều của nước ta cả về giống, kỹ thuật, quy hoạch và phát triển các vùng sản xuất tập trung, gắn với công nghiệp chế biến, phát triển thương hiệu nông sản vùng miền. 

Ông Phạm Văn Công, Chủ tịch Hiệp hội Điều Việt Nam, chỉ ra nghịch lý, Việt Nam là trung tâm chế biến điều nhân nhưng lại không có vùng nguyên liệu đủ lớn phục vụ cho sản xuất. Vùng trồng điều trong nước ngày càng thu hẹp, với sản lượng khá khiêm tốn. Do đó, doanh nghiệp phải mua điều thô từ các quốc gia khác.

Lãnh đạo Hiệp hội Điều Việt Nam nhấn mạnh, trong điều kiện khó gia tăng diện tích, đề nghị giải pháp hợp tác, khai thác, phát triển vùng nguyên liệu điều tại Campuchia và Nam Lào, bao gồm cả hợp tác nghiên cứu, chuyển giao giống và kỹ thuật trồng trọt cho nước bạn. Sau đó, các doanh nghiệp sẽ nhập nguồn điều thô này về Việt Nam để chế biến.

Theo Tâm An-ViệtNamNet


  Đề xuất in mã QR trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (04/05/2024 09 05 AM)
  TP.HCM sẽ đột phá, làm quy hoạch theo kiểu Thượng Hải (04/05/2024 09 05 AM)
  Rà soát việc giá vé máy bay tăng cao (03/05/2024 10 05 PM)
  Từ 1/7, chỉ sử dụng duy nhất VNeID khi thực hiện dịch vụ công trực tuyến (03/05/2024 10 05 PM)
  "Lão tướng" FPT Đỗ Cao Bảo: Đi làm đừng chỉ coi thu nhập là số một (02/05/2024 10 05 PM)
  Ngành đường sắt lãi đậm (02/05/2024 03 05 PM)
  Chính thức đề xuất Luật Kinh doanh BĐS, Luật Nhà ở có hiệu lực sớm từ 1/7 (02/05/2024 03 05 PM)
  Chuyến tàu đầu tiên chở hàng liên vận quốc tế xuất phát từ ga Cao Xá (02/05/2024 11 05 AM)
  Trực diện bất cập trong quản lý kinh doanh vận tải (01/05/2024 04 05 PM)
  Diện mạo Thủ đô thay đổi mạnh mẽ trong những năm tới (01/05/2024 04 05 PM)
  Hàng hóa tăng trưởng mạnh, doanh nghiệp cảng biển thắng lớn (01/05/2024 04 05 PM)
  Nỗi lòng đăng kiểm viên sau “giông bão” (01/05/2024 04 05 PM)
  6 cây cầu nối hai bờ sông Hồng sắp được Hà Nội khởi công (01/05/2024 04 05 PM)
  Loạt chính sách kinh tế nổi bật có hiệu lực từ tháng 5/2024 (01/05/2024 04 05 PM)
  Những chuyến tàu kết nối di sản (29/04/2024 02 04 PM)
  Hối hả thi công Vành đai 4 - Vùng Thủ đô ngay giữa kỳ nghỉ lễ 30/4 (29/04/2024 02 04 PM)
  Thách thức khi phạt nguội người đi xe máy vi phạm giao thông (29/04/2024 02 04 PM)
  Binh đoàn xe đạp thồ huyền thoại trong chiến dịch Điện Biên Phủ (29/04/2024 02 04 PM)
  Ba đường cửa ngõ TP HCM hoàn thành dịp 30/4 (29/04/2024 02 04 PM)
  Ký hợp tác toàn diện lĩnh vực GTVT giữa Việt Nam - Nhật Bản (29/04/2024 02 04 PM)