1:20
Tỉ Giá Hối Đoái
Loại Mua vào (VND) Bán ra (VND)
(Nguồn: Ngân hàng Vietcombank)

Thống Kê Website
Truy cập
Hôm nay


Tin Kinh Tế

Chủ tịch nước Tô Lâm: Sửa Luật Công chứng để phục vụ nhân dân

Chủ tịch nước cho rằng, luật cần quy định rõ những trường hợp nào phải công chứng, chứ không phải 1 cơ quan hay cán bộ nào đặt ra thủ tục buộc người dân phải công chứng.

Công chứng phải chuẩn xác, giúp cải cách hành chính

Chiều nay (17/6), tiếp tục chương trình làm việc, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Công chứng (sửa đổi).

Phát biểu tại tổ, Chủ tịch nước Tô Lâm cho rằng, trước đây tất cả giao dịch đều rất đơn giản, nên không có công chứng. Sau khi xã hội phát triển, nhu cầu quản lý hành chính Nhà nước và sự phát triển của tư pháp mới sinh ra công chứng.

Công chứng chỉ hình thành khoảng vài chục năm nay, từ đơn giản là sao y bản chính, chứng thực văn bản, thẩm quyền ban đầu của UBND. Sau đó, hình thành nên nghề công chứng, giao cho ngành tư pháp nhưng xã hội hóa lớn.

Chủ tịch nước Tô Lâm: Sửa Luật Công chứng để phục vụ nhân dân- Ảnh 1.

Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu thảo luận tại tổ về Luật Công chứng.

Theo Chủ tịch nước Tô Lâm, vừa qua, quản lý, quản trị hành chính Nhà nước cải tiến rất nhiều, cải cách thủ tục hành chính, tự nhiên, công chứng bớt hẳn đi. Ví dụ trước đây phải đi photo hộ khẩu, đến công chứng xác minh hộ khẩu, nhưng giờ không còn hộ khẩu giấy nữa.

Trước đây đi làm hộ chiếu, đăng ký xe máy phải mang một tập giấy tờ, công chứng xác nhận... để xác nhận địa vị pháp lý. Giờ đã cải cách thủ tục hành chính, không cần công chứng nữa.

Hiện căn cước công dân là giấy tờ duy nhất xác định địa vị pháp lý của người dân, chỉ cần một số định danh đó là có thể khám sức khoẻ, xác nhận thuế, bảo hiểm y tế... Nhờ đó, công chứng giảm đi rất nhiều, cũng chính là cải cách thủ tục hành chính.

((Luật này, trước hết phải phục vụ cho người dân, nhưng để phục vụ người dân thì phải phục vụ cho nền hành chính quản lý, quản trị xã hội là chính và liên quan đến pháp lý, chứng cứ tư pháp, độ chuẩn xác rất lớn. Ban hành luật ra để hoạt động công chứng chuẩn, còn nếu tùy tiện thì rất khó khăn.))

Chủ tịch nước Tô Lâm nhận định, luật cần quy định rõ trong những trường hợp nào phải công chứng, chứ không phải một cơ quan hay cán bộ nào đặt ra thủ tục buộc người dân phải công chứng.

"Cải cách này dân rất đồng tình, đến mức họ không nghĩ tại sao bây giờ đơn giản thế. Trước đây, để làm các thủ tục phải xếp hàng từ mấy giờ sáng, mang đầy đủ giấy tờ mới được giải quyết. Còn bây giờ chỉ mang căn cước công dân đến là được xem xét, giải quyết rồi. Thậm chí cũng không cần phải đến nữa mà giao dịch điện tử", Chủ tịch nước cho hay.

Chủ tịch nước cũng yêu cầu, phải xem công chứng thế nào, phục vụ cái gì, làm gì trong hệ thống hành chính tư pháp, và "yêu cầu phải phục vụ nhân dân - đó là yêu cầu cao nhất". 

Cần rà soát lại tổng thể hơn để luật đi vào cuộc sống và nhận được sự hưởng ứng rộng rãi hơn. Các cơ quan quản lý Nhà nước cũng phải vào cuộc, quy định cái nào là công chứng và công chứng là phải chuẩn, để cải cách hành chính.

Từ sai phạm vụ án Vạn Thịnh Phát, đề nghị bắt buộc công chứng hồ sơ doanh nghiệp

Đại biểu Lường Văn Hùng (đoàn Quảng Ngãi) cho rằng, một trong những yêu cầu quan trọng đặt ra cho bảo đảm chất lượng, hiệu quả hoạt động công chứng là luật hóa quy định về chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp công chứng, song nội dung này lại chưa được đưa vào dự thảo luật sửa đổi lần này. 

Ông đề nghị, bổ sung một điều luật quy định về việc ban hành và thực hiện chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp công chứng theo Nghị quyết 27 của Bộ Chính trị về tiếp tục xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới.

Chủ tịch nước Tô Lâm: Sửa Luật Công chứng để phục vụ nhân dân- Ảnh 3.

Đại biểu Lường Văn Hùng (đoàn Quảng Ngãi).

Đại biểu đặc biệt nhấn mạnh, đề nghị quy định bắt buộc công chứng hồ sơ thành lập doanh nghiệp bởi các lý do: Doanh nghiệp hoạt động theo cơ chế hợp đồng; điều lệ doanh nghiệp là một bản hợp đồng quan trọng, có giá trị lớn, ảnh hưởng đến quyền lợi của nhiều người. 

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa quan tâm đến điều lệ doanh nghiệp khi thành lập, từ đó dẫn đến nhiều tranh chấp; số lượng doanh nghiệp càng nhiều, tranh chấp càng có xu hướng tăng cao.

Thêm vào đó, thủ tục thành lập doanh nghiệp lớn, nhỏ hiện nay quá dễ dàng và chưa bảo đảm chặt chẽ, tạo ra kẽ hở để lợi dụng vào các mục đích phi pháp. Việc giả mạo chữ ký trong điều lệ doanh nghiệp, biên bản họp hội đồng quản trị, hội đồng thành viên và các văn bản nội bộ doanh nghiệp diễn ra nhiều, đã có nhiều vụ án liên quan, để lại hậu quả lớn.

"Vụ án điển hình là vụ Vạn Thịnh Phát với hàng loạt hành vi làm giả hồ sơ doanh nghiệp, lập khống hồ sơ vay vốn, thuê người đứng tên cổ phần… Bị cáo Trương Mỹ Lan bị cáo buộc thao túng 95% cổ phần SCB và điều hành hơn 1.000 doanh nghiệp, gây thiệt hại hàng trăm ngàn tỷ đồng", đại biểu chỉ rõ.

Hiện tượng nâng khống vốn điều lệ, thuê người đứng tên doanh nghiệp, giả mạo hồ sơ doanh nghiệp, thành lập doanh nghiệp bừa bãi để hợp thức hóa các hành vi vi phạm pháp luật như: trốn thuế, rửa tiền, thao túng giá cả thị trường, làm "quân xanh" trong hoạt động đấu giá, đấu thầu xuất hiện thường xuyên, gây mất trật tự an toàn xã hội.

Do đó, cần có công cụ kiểm soát tính hợp pháp đối với hồ sơ thành lập doanh nghiệp và các giao dịch trong nội bộ doanh nghiệp, phòng ngừa rủi ro cho các chủ thể giao dịch với doanh nghiệp.

Lấy ví dụ một số quốc gia phát triển trên thế giới quy định bắt buộc công chứng hồ sơ thành lập doanh nghiệp và các văn bản trong nội bộ doanh nghiệp như Nhật Bản, Đức, Pháp..., đại biểu Lương Văn Hùng đề nghị, cần thiết phải bắt buộc công chứng điều lệ doanh nghiệp, hồ sơ thành lập doanh nghiệp và các biên bản họp của hội đồng quản trị, đại hội đồng cổ đông, hội đồng thành viên trong các doanh nghiệp để bảo đảm trật tự, an toàn xã hội và an ninh kinh tế.

Theo Phùng Đô-BáoGiaoThông


  Chủ tịch Hà Nội lý giải việc cắt điện nước công trình vi phạm (12/06/2024 10 06 AM)
  TP.HCM lên phương án kết nối sân bay Long Thành bằng đường thủy (11/06/2024 08 06 PM)
  Hà Nội đề xuất xây mới 9 khu nhà ở xã hội (11/06/2024 08 06 PM)
  Thủ tướng: Khẩn trương nghiên cứu sửa luật quản lý thương mại điện tử (10/06/2024 09 06 PM)
  3 thủ tục cho trẻ dưới 6 tuổi được liên thông điện tử từ ngày 1/7 (10/06/2024 09 06 PM)
  Quốc hội chốt sửa Luật Đường sắt trong năm 2025 (10/06/2024 03 06 PM)
  Metro số 1 TPHCM có nguy cơ lùi lịch chạy thử đến tháng 11/2024 (10/06/2024 03 06 PM)
  Mưa lớn chia cắt nhiều tuyến đường ở Cao Bằng, người dân sơ tán khẩn cấp (10/06/2024 03 06 PM)
  Michelin gợi ý 'bí kíp ăn chơi' ở Hà Nội trong 48 giờ (10/06/2024 02 06 PM)
  Nhật Bản sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm đầu tư cao tốc, đường sắt tốc độ cao (10/06/2024 02 06 PM)
  Đưa sản phẩm sữa Việt Nam vào chuỗi sản xuất, cung ứng toàn cầu (10/06/2024 02 06 PM)
  Còn 14km để khép kín Vành đai 2: TP.HCM chỉ đạo khẩn trương gỡ vướng (10/06/2024 02 06 PM)
  Vì sao Việt Nam tụt hạng chỉ số cạnh tranh du lịch? (10/06/2024 02 06 PM)
  Cổ tích của những chiếc thuyền buồm (10/06/2024 02 06 PM)
  Thủ tướng: Các cấp phải sẵn sàng thực hiện thủ tục hành chính trên VNeID (10/06/2024 02 06 PM)
  Vé máy bay bớt 'nóng' nhưng đi du lịch lúc nửa đêm, về nhà khi gà gáy (10/06/2024 02 06 PM)
  Đề xuất đánh thuế giao dịch vàng (10/06/2024 02 06 PM)
  Tổng công ty Đường sắt Việt Nam và Vinpearl ký kết hợp tác thúc đẩy phát triển du lịch (08/06/2024 12 06 PM)
  Từ 1/7 chuyển tiền phải xác thực khuôn mặt: Các bước đăng ký và thực hiện (08/06/2024 12 06 PM)
  Tây Ban Nha chốt danh sách dự Euro 2024 (08/06/2024 12 06 PM)