9:05
Tỉ Giá Hối Đoái
Loại Mua vào (VND) Bán ra (VND)
(Nguồn: Ngân hàng Vietcombank)

Thống Kê Website
Truy cập
Hôm nay


Tin Kinh Tế

Chủ tịch Hà Nội lý giải việc cắt điện nước công trình vi phạm

Ông Trần Sỹ Thanh nói nhiều công trình không nghiệm thu phòng cháy chữa cháy song vẫn đưa người dân vào ở nên cần cắt điện nước để ngăn chặn.

Chiều 11/6, phát biểu tại phiên họp Thường vụ Quốc hội về dự án Luật Thủ đô (sửa đổi), Chủ tịch TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh nói đề xuất này bắt nguồn từ bức xúc trong thực tiễn. Khi xử lý một số khách sạn mini vi phạm trật tự xây dựng ở huyện Thạch Thất, công an phải túc trực, không cho dân vào ở.

"Người dân đã vào ở thì rất khó xử lý", ông nói và giải thích các công trình này không nghiệm thu phòng cháy chữa cháy, xây dựng cũng không đúng. Nếu cắt điện nước, chủ đầu tư không thể đưa dân vào.

Ông Thanh cho rằng việc cắt điện nước cũng nhằm xử lý trường hợp ý thức kém, coi thường mạng sống người khác thời gian qua. Trong đó có vụ đốt vàng mã, đốt than tổ ong trong nhà tập thể. "Đã nhắc nhở mà cố tình không tuân thủ thì cách tốt nhất để dừng lại là cắt điện nước, không cho thi công", ông Thanh nói.

Chủ tịch TP Hà Nội kiến nghị Quốc hội giao thẩm quyền này cho Hà Nội để bảo vệ tính mạng người dân. Việc quyết định cắt điện nước được quy định rõ là thẩm quyền của chủ tịch xã, huyện và thành phố, "không phải ai cũng được quyết".

Trước đó tháng 9/2023, báo cáo tình hình soạn thảo Luật Thủ đô sửa đổi, Hà Nội lý giải hình thức cắt điện nước với các công trình vi phạm trước đây được nêu trong Nghị định 180 hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Xây dựng năm 2003. Luật Xây dựng năm 2014 không còn quy định này, gây khó khăn trong xử lý vi phạm tại một số địa phương, trong đó có Hà Nội.

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh. Ảnh: Media Quốc hội

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh. Ảnh: Media Quốc hội

Theo dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), trường hợp thật cần thiết để bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn, chủ tịch UBND các cấp được áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước đối với công trình, cơ sở sản xuất, kinh doanh xây dựng sai quy hoạch, xây không có giấy phép hoặc sai với nội dung quy định trong giấy phép xây dựng.

Ngoài ra, công trình xây dựng trên đất lấn chiếm; thi công khi chưa được thẩm duyệt, chưa được nghiệm thu hoặc sai thiết kế về phòng cháy, chữa cháy; cơ sở kinh doanh dịch vụ vũ trường, karaoke không bảo đảm điều kiện an toàn về phòng cháy, chữa cháy cũng thuộc danh mục này.

HĐND thành phố quy định chi tiết trường hợp, thẩm quyền áp dụng và việc thực hiện biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước.

Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho rằng quy định này đã được các đại biểu ủng hộ, song cơ quan soạn thảo cần làm rõ đây là biện pháp xử lý hành chính hay ngăn chặn. "Nên gọi đây là biện pháp ngăn chặn bởi việc xử phạt vi phạm hành chính đã được quy định rõ trong luật, song không ăn thua", ông nói.

Luật Thủ đô được Quốc hội thông qua cuối năm 2012, có hiệu lực từ 1/7/2013 với mong muốn tạo đột phá, mở đường về mặt thể chế cho sự phát triển của Thủ đô. Tuy nhiên, sau hơn 10 năm, luật bộc lộ nhiều hạn chế, chưa xử lý được các vấn đề tồn tại do lịch sử để lại như trật tự xây dựng đô thị, ùn tắc giao thông, di dời cơ sở ô nhiễm, bệnh viện, cơ sở đại học ra khỏi khu trung tâm.

Quốc hội sẽ xem xét thông qua dự án Luật Thủ đô sửa đổi vào ngày 27/6. Đến nay, dự luật sau khi tiếp thu, chỉnh lý vẫn giữ bố cục gồm 7 chương và 54 điều, trong đó đã tiếp thu, chỉnh lý cả về nội dung và kỹ thuật tại 36/54 điều so với dự thảo trình Quốc hội tại đầu kỳ họp 7.

Ngoài nội dung về xử phạt công trình vi phạm, theo dự luật, HĐND TP Hà Nội được quyết định chủ trương dự án đường sắt đô thị; dự án sử dụng vốn đầu tư công tối đa 20.000 tỷ đồng; dự án sử dụng ngân sách trung ương, nguồn vốn ODA, vốn vay ưu đãi của nước ngoài; dự án đầu tư công liên tỉnh nằm trong vùng Thủ đô.

Số lượng đại biểu HĐND được tăng từ 95 lên 125, tăng tỷ lệ đại biểu HĐND chuyên trách từ 20% lên 25% nhằm nâng cao năng lực, tính chuyên nghiệp và hiệu quả hoạt động của HĐND. Ngoài 20 đô thị được xác định tại Quy hoạch chung Thủ đô, Hà Nội sẽ hình thành thêm 2 thành phố trực thuộc tại khu vực phía Bắc - thành phố logistic, dịch vụ (vùng Đông Anh, Mê Linh, Sóc Sơn) và phía Tây - thành phố về giáo dục, đào tạo, khoa học (vùng Hòa Lạc, Xuân Mai).

Theo Sơn Hà-vnExpress


  Tận dụng tối đa các cơ hội từ các FTA và mục tiêu tăng trưởng càng cao càng tốt (07/06/2024 02 06 PM)
  Walmart, Amazon, Miniso muốn tăng mua hàng từ Việt Nam (07/06/2024 01 06 PM)
  Đường bộ được “chia lửa”, tai nạn giảm (07/06/2024 01 06 PM)
  Khu thương mại tự do của Đà Nẵng sẽ là 'đô thị kinh doanh tích hợp' (07/06/2024 01 06 PM)
  Nhiều đường ở TP HCM ngập nặng sau mưa lớn (07/06/2024 01 06 PM)
  Những điều cần biết trước khi thẻ căn cước mới được cấp từ 1/7 (07/06/2024 01 06 PM)
  Du lịch Sầm Sơn, hành khách hào hứng trải nghiệm “cung điện di dộng” (07/06/2024 01 06 PM)
  Chủ tịch 'kỳ lân' logistics Mỹ: Việt Nam là thị trường siêu quan trọng (07/06/2024 01 06 PM)
  Trung tâm đăng kiểm ở Hà Nội vắng vẻ bất ngờ (07/06/2024 01 06 PM)
  Thủ tướng yêu cầu tăng thanh tra livestream bán hàng (07/06/2024 01 06 PM)
  Gợi ý loạt tour 'xuất ngoại' dịp hè siêu rẻ, chơi thả ga hết vài triệu đồng (07/06/2024 01 06 PM)
  Tàu hỏa tông máy xúc, đường sắt Bắc - Nam bị gián đoạn (07/06/2024 01 06 PM)
  Số hóa dữ liệu hạ tầng đường sắt (07/06/2024 12 06 PM)
  Ngành thuế "lệnh" kiểm tra toàn diện việc nộp thuế kinh doanh online, livestream bán hàng (05/06/2024 11 06 PM)
  10 đoàn tàu Metro Nhổn - ga Hà Nội vừa được đăng kiểm (05/06/2024 11 06 PM)
  Chơi gì ở Đà Nẵng dịp Lễ hội pháo hoa? (05/06/2024 11 06 PM)
  Doanh nghiệp bền vững 2024: VCCI công bố 153 chỉ số đánh giá (05/06/2024 10 06 PM)
  Cần hơn 1.200 tỷ đồng gia cố khẩn cấp nhiều cầu, hầm đường sắt (05/06/2024 09 06 AM)
  Sản xuất chịu áp lực vì chi phí đầu vào tăng (05/06/2024 09 06 AM)
  Bế tắc gói hỗ trợ 2%, doanh nghiệp hiến kế "cải tiến" (05/06/2024 09 06 AM)