8:33
Tỉ Giá Hối Đoái
Loại Mua vào (VND) Bán ra (VND)
(Nguồn: Ngân hàng Vietcombank)

Thống Kê Website
Truy cập
Hôm nay


Tin Kinh Tế

Bế tắc gói hỗ trợ 2%, doanh nghiệp hiến kế "cải tiến".

Một số ngành hàng chủ lực đã có đơn hàng dồi dào, tuy nhiên, mất tới 80% thị trường truyền thống, khiến doanh nghiệp còn nhiều rủi ro, họ vẫn cần trợ lực từ Chính phủ.

Doanh nghiệp chưa thoát đáy khó khăn

Là mặt hàng xuất khẩu chủ lực quan trọng của Việt Nam, ông Trương Văn Cẩm, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) cho biết, đơn hàng ngành dệt may khá dồi dào, đơn giá đã tăng dần. Song, ông lại cho rằng, mục tiêu 44 tỷ USD xuất khẩu năm nay khó đạt được.

Nguyên nhân là do ngành này đang gặp thách thức lớn trong vấn đề tuyển dụng lao động, chất lượng lao động trong lĩnh vực dệt, sợi.

Theo ông Cẩm, người lao động chủ yếu thuê nhà, con cái gửi ở quên, nên nếu có vấn đề gì, họ chuyển dịch rất nhanh, nên ngành này luôn bị động trong tuyển dụng.

Bế tắc gói hỗ trợ 2%, doanh nghiệp hiến kế "cải tiến"- Ảnh 1.

Ngành dệt may chịu thách thức về lao động. Ảnh: Vinatex.

Với ngành điện, điện tử, dù là điểm sáng trong xuất khẩu với trị giá 39,6 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm, xuất siêu 5 tỷ USD, nhưng bà Đỗ Thị Thúy Hương, Ủy viên Ban chấp hành Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam (VEIA) trăn trở trước thực tế, các doanh nghiệp điện tử của Việt Nam có đơn hàng gia công truyền thống bị giảm từ 50-80%, có doanh nghiệp phải đóng cửa bộ phận sản xuất họ đã có đơn hàng gia công trong 5-7 năm qua.

Theo bà Hương, doanh nghiệp điện tử Việt tham gia vào chuỗi cung ứng rất khó khăn, do máy móc, công nghệ yếu. Doanh nghiệp FDI trong chuỗi thường được ưu tiên hơn.

Với tiềm năng công nghiệp bán dẫn, bà Hương đề xuất cần có chương trình đào tạo nâng cấp lao động trong ngành điện tử để tiếp cận với công nghiệp bán dẫn.

Một số doanh nghiệp khác cho biết, kinh tế khó khăn nên cạnh tranh cũng khốc liệt hơn. Họ đang phải đối diện với những quyết định sống còn. Ông Trần Đức Hoàn, Giám đốc Công ty Đầu tư & Sản xuất Thái Hưng cho biết, khi các doanh nghiệp FDI đẩy mạnh sản xuất đồng nghĩa số lượng đầu việc, đơn hàng của các doanh nghiệp cung ứng trong lĩnh vực bao bì sẽ gia tăng.

Thế nhưng, không như trước đây, việc ký kết hợp đồng cứ "auto" thực hiện, thì nay có nhiều đối tác sẵn sàng giảm giá hay giãn thời gian thanh toán khiến các doanh nghiệp cũng phải cạnh tranh để vượt qua giai đoạn khó khăn.

"Điều này làm tăng chi phí, thậm chí có doanh nghiệp không trụ được…", ông Hoàn nói.

Cần "cải tiến" gói hỗ trợ 2%

Vì thế, ông Hoàn cho rằng, doanh nghiệp vẫn rất cần trợ lực từ gói phục hồi kinh tế, cần thiết nhất là gói hoãn, giảm thuế; hoặc gói hỗ trợ lãi suất thấp…

Đại diện Hiệp hội dệt may cũng kiến nghị triển khai hiệu quả gói 120.000 tỷ đồng cho người lao động vay mua nhà ở xã hội, nhà ở công nhân.

Đồng thời, kiến nghị dành khoản tiền 40.000 tỷ đồng hỗ trợ lãi suất 2% cho doanh nghiệp sau Covid-19 của Chương trình phục hồi cho các doanh nghiệp vay chuyển đổi xanh. Tức là, cần phải "cải tiến" để doanh nghiệp tiếp cận được.

Bế tắc gói hỗ trợ 2%, doanh nghiệp hiến kế "cải tiến"- Ảnh 2.

Doanh nghiệp kiến nghị dành khoản tiền 40.000 tỷ đồng hỗ trợ lãi suất 2% cho doanh nghiệp sau Covid-19 của Chương trình phục hồi cho các doanh nghiệp vay chuyển đổi xanh.

Nhiều doanh nghiệp được hỏi đều mong muốn tiếp cận gói hỗ trợ lãi suất 2%. Gói này được quốc hội thông qua vào tháng 1/2022, quy mô tối đa 40.000 tỷ đồng cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh có khả năng trả nợ, có khả năng phục hồi sau đại dịch Covid-19 và cho vay cải tạo chung cư cũ, xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân.

Tuy nhiên, đến hết năm ngoái, các ngân hàng mới chỉ giải ngân hơn 1.200 tỷ đồng, tương đương hơn 3% gói hỗ trợ. Vì thế, Chính phủ vừa báo cáo Quốc hội cho phép gia hạn triển khai chính sách đến hết năm 2024.

Nguyên nhân số vốn giải ngân thấp, Chính phủ cho rằng, có tâm lý e ngại thanh tra, kiểm tra, mặc dù có những doanh nghiệp đủ điều kiện.

TS Lê Duy Bình, Giám đốc Điều hành Economica Việt Nam nhận định, để giải ngân được gói 2% thì cần dựa trên những nguyên tắc của thị trường và chuyển hóa nó thành giao dịch hoàn toàn mang tính chất thương mại.

Chuyên gia Đinh Trọng Thịnh cho rằng, chúng ta cần thiết kế lại gói này làm sao để không thất thoát vốn nhà nước nhưng khuyến khích được doanh nghiệp tham gia. 

Theo vị chuyên gia, với khó khăn hiện nay và kinh nghiệm từ các gói hỗ trợ khác thì nên chuyển đổi bằng hình thức tiền mặt để doanh nghiệp có thể tiếp cận kịp thời trên cơ sở đưa ra các tiêu chí. 

Tại nghị trường Quốc hội mới đây, Bộ trưởng Kế hoạch & Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cũng cho rằng, cần xem lại phương thức các chính sách hỗ trợ sau này. Theo ông, ở nhiều nước, người dân được hỗ trợ tiền mặt, 1.500-2.000 USD, nên kích thích tiêu dùng, nền kinh tế.

Trong khi đó, chúng ta hỗ trợ thông qua chính sách, nên phải có thủ tục, văn bản hướng dẫn, rồi giám sát. Việc này làm giảm tính thời sự, hỗ trợ không còn hiệu quả.

Ông cũng nhấn mạnh cần sự đơn giản hóa thủ tục, bởi chính sách đưa ra trong tình huống đặc biệt thì cần thủ tục, quy trình đặc biệt, còn làm như thông thường sẽ hết giờ, cái gì cũng phải xin cơ chế.

Theo Hồng Hạnh-BáoGiaoThông


  Miền Bắc nắng nóng gay gắt, Hà Nội 38 độ C (12/06/2024 10 06 AM)
  Chủ tịch Hà Nội lý giải việc cắt điện nước công trình vi phạm (12/06/2024 10 06 AM)
  TP.HCM lên phương án kết nối sân bay Long Thành bằng đường thủy (11/06/2024 08 06 PM)
  Hà Nội đề xuất xây mới 9 khu nhà ở xã hội (11/06/2024 08 06 PM)
  Thủ tướng: Khẩn trương nghiên cứu sửa luật quản lý thương mại điện tử (10/06/2024 09 06 PM)
  3 thủ tục cho trẻ dưới 6 tuổi được liên thông điện tử từ ngày 1/7 (10/06/2024 09 06 PM)
  Quốc hội chốt sửa Luật Đường sắt trong năm 2025 (10/06/2024 03 06 PM)
  Metro số 1 TPHCM có nguy cơ lùi lịch chạy thử đến tháng 11/2024 (10/06/2024 03 06 PM)
  Mưa lớn chia cắt nhiều tuyến đường ở Cao Bằng, người dân sơ tán khẩn cấp (10/06/2024 03 06 PM)
  Michelin gợi ý 'bí kíp ăn chơi' ở Hà Nội trong 48 giờ (10/06/2024 02 06 PM)
  Nhật Bản sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm đầu tư cao tốc, đường sắt tốc độ cao (10/06/2024 02 06 PM)
  Đưa sản phẩm sữa Việt Nam vào chuỗi sản xuất, cung ứng toàn cầu (10/06/2024 02 06 PM)
  Còn 14km để khép kín Vành đai 2: TP.HCM chỉ đạo khẩn trương gỡ vướng (10/06/2024 02 06 PM)
  Vì sao Việt Nam tụt hạng chỉ số cạnh tranh du lịch? (10/06/2024 02 06 PM)
  Cổ tích của những chiếc thuyền buồm (10/06/2024 02 06 PM)
  Thủ tướng: Các cấp phải sẵn sàng thực hiện thủ tục hành chính trên VNeID (10/06/2024 02 06 PM)
  Vé máy bay bớt 'nóng' nhưng đi du lịch lúc nửa đêm, về nhà khi gà gáy (10/06/2024 02 06 PM)
  Đề xuất đánh thuế giao dịch vàng (10/06/2024 02 06 PM)
  Tổng công ty Đường sắt Việt Nam và Vinpearl ký kết hợp tác thúc đẩy phát triển du lịch (08/06/2024 12 06 PM)
  Từ 1/7 chuyển tiền phải xác thực khuôn mặt: Các bước đăng ký và thực hiện (08/06/2024 12 06 PM)